You have an old version of Adobe's Flash Player. Get the latest Flash player.

CHUYÊN MỤC

Giới thiệu
Giáo dục - Môi trường
Bảo tồn Đa dạng sinh học
DVMTR
Thông tin cần biết
Hỏi đáp

ITEMS

LINKED WEBSITE

LIÊN KẾT WEBSITE


 

NECESSARY INFORMATION

THÔNG TIN CẦN BIẾT

ONLINE SUPPORTING

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 

 
Tel:02693.795.602

ACCESS STATISTIC

THỐNG KÊ TRUY CẬP

 

 

VOỌC CHÀ VÁ CHÂN XÁM (Pygathrix cineria) – LOÀI LINH TRƯỞNG QUÝ HIẾM Ở VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH

Ngày đăng bài: 30/08/2017
Theo một nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh (của Jablonski năm 1998), Chà vá chân xám thuộc nhóm khỉ ăn lá (Colobinea), giống – Pygathrix, một trong trong 4 giống của khỉ mũi hếch châu Á gồm: Rhinopithicus, Pygathrix, Nasalis và Simias. Trong đó giống Pygathrix gồm có 3 loài chà vá: Chà vá chân đỏ (P. nemaeus), Chà vá chân đen (P. nigripes) và CVCX (P.cineria). Cả 3 loài này đều phân bố trên bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Riêng Chà vá chân xám là loài đặc hữu của Việt Nam – chỉ phân bố duy nhất ở Việt Nam.Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là vùng sống quan trọng của loài.
       Khác với 2 loài anh em Chà vá chân đen và Chà vá chân nâu được biết và nghiên cứu từ sớm, Chà vá chân xám mới chỉ được phát hiện vào năm 1991 nhưng lúc bấy giờ chúng chỉ được coi như một phân loài của Chà vá chân đỏ(Pygathrix nemaeus).Tuy nhiên vào thời điểm này Chà vá vẫn chỉ được xem là con lai hoặc là phân loài phụ nên ít được quan tâm và nghiên cứu. Mãi đến  năm 1997, nhà linh trưởng học người Đức Tilo Nadler mới mô tả và kết luận rằng CVCX là một loài riêng với tên khoa học Pygathrix cinerea.
       Kể từ khi được phát hiện là một loài mới, các nhà khoa học đã tiến hành điều tra vùng phân bố và số lượng quần thể Chà vá chân xám ở ngoài tự nhiên. Kết quả cho thấy,Chà vá chân xám chỉ phân bố hẹp trên lãnh thổ Việt Nam gồm nam Trung bộ và Tây nguyên (từ Quảng Nam đến Gia Lai), ngoài ra không còn phân bố ở khu vực nào khác trên thế giới. Đến năm 2010, các nhà linh trưởng học thống kê chỉ còn dưới 1000 cá thể.
image003.jpgimage005.jpgimage007.png
 
            Chà vá chân đỏ(1)            Chà vá chân xám(2)               Chà vá chân đen(3)
          (Pygathrix nemaeus)           (Pygathrix cinerea)               (Pygathrix nigripes)
 Hình 1. Ba loài vọoc chà vá của giống Pygathrix.
Ảnh: (1) Tilo Nadler; (2) chương trình bảo tồn Chà vá chân xám ở VƯỜN QUỐC GIA KKK; (3) Hoàng Minh Đức
       Do hậu quả của việc khai thác tài nguyên rừng nên vùng phân bố của loài CVCX ngày càng bị thu hẹp và trở nên phân tán. Thêm vào đó người dân địa phương thường săn bắn loài này làm thực phẩm, nấu cao để sử dụng như một loại thuốc gia truyền, hoặc bán nuôi làm cảnh, thuộc gia làm thú nhồi bông nên số lượng chủng quần của loài suy giảm nghiêm trọng trong những năm vừa qua. Trong nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ, Chà vá chân xám được đưa vào danh sách nhóm IB: loài cấm tuyệt đối khai thác, săn bắt, buôn bán và sử dụng. Sách Đỏ Việt Nam năm 2010 xếp ở bậc nguy cấp - E (Endangered), Sách Đỏ thế giới (IUCN-Red List) năm 2010 xếp loại bậc Cực kỳ nguy cấp - CR (Critically endangered). Đặc biệt CVCX được xếp trong danh sách “25 loài thú linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới”.
       Hình thái của Voọc chà vá chân xám.
      Voọc chà vá chân xám còn được người địa phương gọi là voọc ngũ sắc hay voọc vá. Bởi lý do khi mới nhìn vào giống như chúng khoác lên mình bộ quần áo được vá bởi 5 màu: xám, trắng, đen, cam và đỏ. Toàn thân có áo màu chủ đạo màu xám, phần lông vai và tay vá màu đen. Phía trên đầu đội chiếc mũ lông xám với viền đen phía trên trán. Chúng có cành râu quai nón màu trắng trong khi phía cổ thì có lông màu cam, hung đỏ. Mắt hơi xếch. Đuôi chà vá dài và có màu trắng. Tay dài hơn chân. Con đực và con cái trưởng thành giống nhau về hình thái ngoại trừ con đực có một túm lông trắng ở phía trên mỗi góc hình tam giác ở gốc đuôi và kích thước con đực trưởng thành thường lớn hơn con cái và nặng trung bình khoảng 10.9 kg và con cái nặng khoảng 8.2 kg. Màu lông con đực sặc sở hơn con cái. Con non có bộ lông màu vàng cam, khuôn mặt màu đen, mắt màu vàng sáng. Từ 18 – 24 tháng khuôn mặt mới dần chuyển từ màu đen sang màu cam sáng đặc trưng ở con trưởng thành.
       Một số tập tính sinh học và sinh thái.
      Chà vá chân xám là loài hoạt động ban ngày, chúng hầu như sống hoàn toàn trên cây ở các khu rừng thường xanh hỗn giao có nhiều cây gỗ lớn có độ cao từ từ 300 đến1600m so với mực nước biển. Các cây có độ cao từ 15 – 25m thường được CVCX lựa chọn sử dụng. Tầng tán và tầng vượt tán là nơi diễn ra các hoạt động chủ yếu của loài.
      Đơn vị cơ bản của CVCX là đơn vị gia đình hay còn gọi là đàn cơ sở. Mỗi đàn cơ sở có một con đực duy nhất làm trưởng đàn cùng với 5 – 6 con cái trưởng thành và các con con của chúng. Kiểu tổ chức tổ chức đàn như vậy được gọi là đàn đơn đực. Các con đực bị tách ra khỏi đàn của chúng có thể sống cùng nhau hoặc sống đơn độc. Các đàn cơ sở có thể nhập lại với nhau thành đàn lớn hơn, kích thước đàn 20 đến 40 cá thể thường xuyên được tìm thấy. Cho đến nay kỷ lục về kích thước đàn lớn nhất là 88 các thể ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.
image011.jpg
Hình 2: Gia đình Chà vá chân xám – trong giờ nghỉ (Ảnh Hồ Tiến Minh /FZS)
       Thời gian hoạt động của Chà vá chân xám thường từ 6h sáng đến 18h. Trong quỹ thời gian hoạt động 12h đó, chà vá chân xám dành nhiều thời gian nhất để nghỉ ngơi (37,0%), tiếp đến đi chuyển (25,8%), sau đó là các hoạt động xã hội (25,1%) và  thấp nhất là quỹ thời gian ăn (11,9%). Chà vá chân xám hoạt động vào mùa khô nhiều hơn mùa mưa.
       Thức ăn của CVCX chủ yếu là thực vật. Chúng thường ăn lá, quả và hoa. Nhóm thức ăn được ưa thích là lá non và quả chưa chín. Vọoc chà vá không uống nước, cơ thể có được nước nhờ thức ăn mà chúng sử dụng. Vọoc chà vá thường kiếm ăn lúc sáng sớm, giữa buổi sáng, giữa buổi chiều và trước khi kết thúc hoạt động vào chiều tối. Xen kẻ giữa thời gian ăn là thời gian nghỉ ngơi để tiêu hóa thức ăn.
       Hệ tiêu hóa của Chà vá chân xám  mang đặc trưng sinh học của nhóm khỉ ăn lá (Colobinea) tức lá không có túi dự trữ thức ăn ở má nhưng có có tuyến nước bọt rất phát triển. Dạ dày được chia thành nhiều ngăn và có chứa nhiều vi khuẩn lên men. Nhờ đặc điểm này nên Chà vá chân xám có dễ dàng tiêu hóa sợi xenlulo trong lá, đồng thời các loại độc tố trong lá cây dễ dàng bị phân giải.
       Chà vá chân xám thích ăn lá non hơn lá trưởng thành và quả xanh hơn quả chín. Do lá non dễ tiêu hóa và chứa nhiều protein hơn lá già; còn quả chín chứa lượng đường rất dễ gây ra chướng bụng trong quá trình lên men.
       Khi di chuyển,chà vá dùng cả 4 chi hoặc chỉ di chuyển bằng 2 chi trước, rất hiếm thấy chúng di chuyển bằng 2 chi sau. Động tác di chuyển của voọc là bò bằng 4 chi hoặc bám bằng 2 chi trước để di chuyển từ cây này sang cây khác rất linh hoạt. Khi di chuyển qua các cành cây lớn, hoặc chuyền giữa 2 cây, nhiều cá thể voọc có kiểu di chuyển theo hàng một tức là con sau nối đuôi con đi trước cho đến khi cả đàn qua hết. Với những cành ở khoảng cách khá xa chúng bật nhảy thật mạnh để lao về phía trước, sau đó dùng 2 chi trước để bám vào cành để tiếp tục di chuyển. Tư thế này giúp chà vá chân xám di chuyển nhanh và chạy trốn kẻ thù.
image013.jpg
Hình3. Voọc chà vá chân xám trên đường đi kiếm thức ăn (Ảnh: Hồ Tiến Minh/FZS).
 
       Chà vá chân xám còn còn có tên là “dấu đầu hở đuôi“ do khi phát hiện mối đe dọa như bị săn bắn, chúng thường  không bỏ chạy xa mà treo lên các cành cây cao hơn hoặc rậm rạp để  ẩn nấp. Tuy nhiên đuôi của chà vá chân xám luôn buông thẳng nên chúng rất dễ bị phát hiện. Cũng chính vì tập tính này nên càng làm cho chà vá chân xám càng dễ bị tổn thương hơn khi bị săn bắn.
      Thời gian mang thai của chà vá từ 165 - 190 ngày. Mỗi lần chỉ sinh sản một cá thể, rất hiếm trường hợp sinh đôi. Lúc mới sinh trọng lượng của vọoc con chỉ khoảng 500 – 720g. Khoảng cách giữa hai lần sinh sản của một con chà vá từ 18 – 36 tháng. Và mất 4 năm để một con chà vá phát triển thành con trưởng thành. CVCX trung bình sống khoảng từ 20 – 25 năm.
      Vườn quốc gia Kon Ka Kinh – vùng sống quan trọng của  Voọc chà vá chân xám.
      Voọc chà vá chân xám có vùng phân bố thuộc 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam: Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lại. Đến năm 2010, số lượng cá thể của loài thống kê được khoảng dưới 1000 con, trong đó tập trung chủ yếu ở các khu vực là vườn quốc gia và khu bảo tồn.
       Năm 2004 các nhà nghiên cứu đã đã phát hiện có khoảng 200 cá thể voọc chà vá chân xám sinh sống ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Khu vực sống của voọc chủ yếu ở hai kiểu rừng: rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và kiểu rừng kín hỗn giao lá rộng, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp có độ cao từ 900 đến 1600m. Thực vật nơi đây tương đối đa dạng và phong phú. Điển hình là các loài cây trong họ Dẻ, Sim, Re, Chè, Sau sau, Đỗ quyên, Mộc lan,... kết hợp với các loài cây trong ngành hạt trần như Thông 5 lá, Pơ mu, Kim giao, Hoàng đàn giả, Thông nàng. Với mật độ cây cao và thành phần loài cây phong phú và đa dạng nên vườn quốc gia Kon Ka Kinh là môi trường sống tốt, cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều sự lựa chọn đối với loài vọoc chà vá chân xám.
      Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là nơi sống của 1/5 số lượng cá thể của loài voọc chà vá chân xám. Chính vì vậy việc bảo vệ thành công loài Chà vá chân xám ở Kon Ka Kinh đồng nghĩa với bảo bệ được số lượng quần thể rất lớn số lượng cá thể loài chà vá chân xám trên toàn đất nước Việt Nam và trên thế giới.
Nguyễn Thị Tịnh/FZS.

TOP NEWS

THÔNG BÁO

VIDEO

VIDEO HOẠT ĐỘNG

COFFEE RATE

POLL

You have an old version of Adobe's Flash Player. Get the latest Flash player.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam như thế nào Bạn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam như thế nào
 
 
 

VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH
Địa chỉ: xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai - ĐT: 059.3795600 - Email:vuonquocgiakonkakinh@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Ngô Văn Thắng - Phó Giám đốc phụ trách Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Giấy phép số: 06/GPTTĐT-STTTT ngày 11/11/2013 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
Phát triển bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Gia Lai