You have an old version of Adobe's Flash Player. Get the latest Flash player.

CHUYÊN MỤC

Giới thiệu
Giáo dục - Môi trường
Bảo tồn Đa dạng sinh học
DVMTR
Thông tin cần biết
Hỏi đáp

ITEMS

LINKED WEBSITE

LIÊN KẾT WEBSITE


 

NECESSARY INFORMATION

THÔNG TIN CẦN BIẾT

ONLINE SUPPORTING

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 

 
Tel:02693.795.602

ACCESS STATISTIC

THỐNG KÊ TRUY CẬP

 

 

Hành trình lên Đỉnh Kon Ka Kinh.

Ngày đăng bài: 31/10/2013
     Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cách thành phố Pleiku (Gia Lai) khoảng 65km phía Đông Bắc, nằm trong khu vực Trung Trường Sơn. Được biết, vườn lấy tên Kon Ka Kinh là tên đỉnh núi cao nhất, cao 1.748m so với mực nước biển. Đỉnh núi này còn được mệnh danh là “nóc nhà của tỉnh Gia Lai”.

     Là nơi có sự đa dạng, phức tạp về địa hình, nhiều đai cao khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái và theo đó là sự đa dạng về các loài sinh vật, ở đây có những đặc thù sinh học độc đáo của vùng Cảnh quan Trung Trường Sơn, với một số cộng đồng thực vật và động vật nguyên vẹn nhất còn lại ở Việt Nam. Trong đó, đặc biệt quan trọng là gần 2.000 ha rừng hỗn giao lá rộng - lá kim, đây là kiểu rừng chỉ thấy ở Kon Ka Kinh trong hệ thống rừng đặc dụng Việt nam và nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm trong khu vực và trên thế giới. Trong vùng hiện có có 1.022 loài thuộc 568 chi và 158 họ thực vật có mạch. Trong đó, nghành khuyết thực vật 80 loài (thuộc 24 họ, 41 chi), ngành hạt trần 14 loài (thuộc 7 họ, 8 chi), ngành hạt kín 928 loài (thuộc 127 họ, 519 chi).
     Cảnh quan hùng vĩ với hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như: thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc... Thác 95 nổi tiếng và đẹp -  có độ cao khoảng 40m. Nhìn từ xa Thác 95 giống như một dải lụa trắng lượn lờ theo những giai điệu của đại ngàn trên nền rừng xanh thẳm. Vào mùa hè, dòng nước mát lành của các thác nước làm không khí lúc nào cũng mát mẻ. Leo lên đỉnh Kon Ka Kinh nhìn xung quanh, ta sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn.

     Để Đến được đỉnh Kon Ka Kinh, bạn phải đến đến Gia Lai chúng tôi đi theo quốc lộ 19 đến MangYang. Sau khi làm làm các thủ tục giấy tờ cần thiết và nhận giấy giới thiệu tại trụ sở vườn quốc gia, đoàn tiếp tục đi đến trạm kiểm lâm 5 Nơi đây sẽ là điểm dừng chân nghỉ ngơi để bắt đầu cho cuộc hành trình chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh. Lữ khách sẽ được những cán bộ Kiểm lâm tại trạm đón tiếp và chuẩn bị nơi ăn ngủ. Buổi tối, lữ khách sẽ đươc giao lưu với người dân xứ bản để hiểu thêm về phong tục và cuộc sống của người dân nơi đây. Và một chút rượu đặc sản “rượu Bong Ske" của núi rừng Kon Ka Kinh sẽ giúp sưởi ấm lòng du khách giữa cái lạnh của núi rừng Tây Nguyên.
Nếu may mắn, các bạn sẽ được thưởng thức một trong những đặc sản hiếm có là thịt Mang hun khói - người Bana có kiểu để dành thịt rất hay: thịt tươi đem về họ rửa sạch, treo trên bếp nóng, ngày qua ngày, khói và hơi nóng sẽ làm thịt chín và không hư, nó mang một mùi vị rất riêng, hơi có mùi khai khai như khô cá vậy. Càng về khuya cái lạnh của núi rừng càng trở nên buốt giá, những câu chuyện về rừng già càng trở nên hấp dẫn.
     Nếu có nhiều thời gian, lữ khách có thể ghé thăm thác Dak Po trước khi chinh phục đỉnh núi. Thác có 3 tầng, tầng 1 rộng và thoải, chảy rì rào thơ mộng: Men theo những bậc đá là đến tầng thứ 2. Từ tầng 2 đến tầng 3 lòng suối mở rộng, chảy êm dịa qua núi rừng. Trong mùa mưa lũ, những phiến đá này sẽ ngập sâu dưới nước và dòng suối sẽ trở nên nguy hiểm hơn.Tầng 3 của thác Dak Boh là tầng được mong đợi nhiều nhất đã hiện ra, thật kỳ vĩ và từ trên đỉnh thác nhìn xuống, vẻ đẹp tuyệt vời nguyên sơ của thác Dak Boh đã khiến tất cả mọi người ngẩn ngơ.Nếu vào mùa mưa bão, chắc chắn vẻ đẹp dữ dội của thác Dak Boh sẽ tăng lên rất nhiều lần. Người dẫn đường sẽ hướng dẫn du khác men theo sát mép thác để xuống chân thác
     Đến chiều đến du khách có thể nghỉ chân tại các Bản làng ven nơi đây. Mọi người sẽ được trải nghiệm cảm giác ngủ đêm tại nhà sàn của Người Ba Na tạo dựng, nhà sàn này cũng là nơi sinh hoạt tập thể giữa chính quyền với người dân. Bản ở đây cũng như bao bản làng khác trên khắp vùng cao nguyên, nằm biệt lập yên tĩnh giữa núi rừng bao la.
     Để lên đỉnh núi, người hướng dẫn sẽ quan sát thời tiết và quyết định thời gian leo núi. Ánh nắng luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho những người đi vào rừng sâu. Ngang qua một vài nóc nhà hẻo lánh xa xôi giữa rừng là những hình ảnh yên bình của đàn gà lóc nhóc, những chú heo mọi chẳng buồn giương mắt nhìn những lữ khách xa lạ ngang qua.
Khi những quả đồi và những nương rẫy đã lùi xa thì rừng già đã xuất hiện. Trước khi vào rừng, du khách phải chuẩn bị hành trang leo núi đầy đủ, các dụng cụ không thể thiếu đó là đèn pin, nước uống, lương thực dự trữ và đặc biệt là những tăng chống vắt. Đây là một loại động vật phổ biến ở núi rừng.  Những con suối rừng róc rách uốn lượn và những làn gió mát mang hơi lạnh của núi rừng như tiếp thêm sức mạnh để du khách chuẩn bị vượt dốc lên cao độ hơn 1000m. Hành trình lên cao độ 1000m là một thử thách với con dốc dài ngoằn và không có hồi kết. Địa hình lên đỉnh Konkakinh rất thú vị, giựt  dốc cao rồi sau đó lên xuống tương đối để lên cao độ 1000m, rồi lại xuống 1 cái dốc không phanh thật dài thật sâu để rồi lại giựt dốc  lên trở lại 1000m như cũ để hạ trại, Kết thức hành trình đến lán khoảng 4h chiều. Lúc này mọi người sẽ được nghỉ ngơi, ăn uống để lấy lại sức cho hành trình trở về.

TOP NEWS

THÔNG BÁO

VIDEO

VIDEO HOẠT ĐỘNG

COFFEE RATE

POLL

You have an old version of Adobe's Flash Player. Get the latest Flash player.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam như thế nào Bạn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam như thế nào
 
 
 

VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH
Địa chỉ: xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai - ĐT: 059.3795600 - Email:vuonquocgiakonkakinh@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Ngô Văn Thắng - Phó Giám đốc phụ trách Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Giấy phép số: 06/GPTTĐT-STTTT ngày 11/11/2013 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
Phát triển bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Gia Lai