You have an old version of Adobe's Flash Player. Get the latest Flash player.

CHUYÊN MỤC

Giới thiệu
Giáo dục - Môi trường
Bảo tồn Đa dạng sinh học
DVMTR
Thông tin cần biết
Hỏi đáp

ITEMS

LINKED WEBSITE

LIÊN KẾT WEBSITE


 

NECESSARY INFORMATION

THÔNG TIN CẦN BIẾT

ONLINE SUPPORTING

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 

 
Tel:02693.795.602

ACCESS STATISTIC

THỐNG KÊ TRUY CẬP

 

 

Công bố mười chín loài nhện mới cho khoa học phát hiện được ở phía Bắc Việt Nam

Ngày đăng bài: 25/01/2015
Các loài nhện mới này được phát hiện bởi TS. Phạm Đình Sắc thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. abc
Mười chín loài nhện mới này thuộc họ Pholcidae, được mô tả dựa trên các mẫu vật thu thập ở các tỉnh Bắc Cạn, Phú Thọ, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Ninh Bình và Quảng Bình. Chúng không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn cao, nhiều loài có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, đặc hữu của Việt Nam. Bên cạnh đó, loài nhện còn được biết đến như là những thiên địch quan trọng góp phần phòng chống tổng hợp sâu hại bảo vệ cây trồng. Mô tả của 19 loài mới được công bố trên Tạp chí Quốc tế uy tín Zootaxa, 3909(1): 82pp (monograph, tháng 1 năm 2015).
1. Loài Pholcus bifidus sp.nov.
Loài Pholcus bifidus được phát hiện ở trong hang Tượng, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này khác biệt với tất cả các loài khác thuộc giống Pholcus  bởi sự có mặt của các mấu lồi trên chân kìm của con đực, các gai sinh dục dài và nhọn, hơi cong, hóa kitin cứng; cơ quan sinh dục cái nhô hẳn ra ngoài.

61-1.jpg
Loài Pholcus bifidus sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
2. Loài Pholcus caecus sp.nov.
Loài Pholcus caecus được phát hiện ở trong động Thiên Đường, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài nhện này phân biệt với các loài khác của giống Pholcus bởi kích thước cơ thể rất nhỏ; nhện không có mắt; xuất hiện đôi sừng cong và sắc nhọn ở mặt trên của giáp đầu ngực.
61-2.jpg
Loài Pholcus caecus sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
3. Loài Pholcus hochiminhi sp.nov.
Loài Pholcus hochiminhi được phát hiện ở trong động Tiên, Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này tương tự loài Pholcus aduncus Yao & Li, 2012, nhưng khác loàiPholcus aduncus ở đặc điểm phần cuối của xúc biện con đực kéo dài, xuất hiện mấu lồi trên xúc biện, hành cong mạnh, mắt chia 2 vùng và nổi hẳn lên tạo hai khối.
61-3.jpg
Loài Pholcus hochiminhi sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
4. Loài Pholcus phami sp.nov.
Loài Pholcus phami được phát hiện ở trong động Puông, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này khác biệt với các loài khác của giống Pholcus bởi chân kìm con đực có hai đôi mấu lồi lớn ở mép; trên hành có nhiều gai hình con dao; bộ phận sinh dục cái hóa kitin với một mấu lồi hình chiếc gậy chạy dọc.
61-4.jpg
Loài Pholcus phami sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
5. Loài Pholcus zhaoi sp.nov.
Loài Pholcus zhaoi được phát hiện ở trong hang Sơn Động, vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này giống với loài Pholcus undatus Yao & Li, 2012 nhưng khác loài Pholcus undatus bởi sự có mặt của mấu lồi lớn hình thang; hành có 2 rãnh sâu xẻ dọc.
61-5.jpg
Loài Pholcus zhaoi sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
6. Loài Belisana babensis sp.nov.
Loài Belisana babensis được phát hiện ở trong động Puông, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này tương tự như loài Belisana strinatii Huber, 2005 nhưng khác loài  Belisana strinatii bởi có có đốt chuyển trên xúc biện con đực và có gai cong lớn xuất hiện trên hành.
61-6.jpg
Loài Belisana babensis sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
7. Loài Belisana cheni sp.nov.
Loài Belisana cheni được phát hiện ở trong hang Pắc Chấn, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này khác biệt so với các loài khác thuộc giống Belisanna do xuất hiện hai mấu lồi màu đen kéo dài ở mặt dưới của chân kìm; xuất hiện 2 túi nằm 2 bên của bộ phận sinh dục cái.
61-7.jpg
Loài Belisana cheni sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
8. Loài Belisana clavata sp.nov.
Loài Belisana clavata được phát hiện ở núi Tây Côn Lĩnh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây là loài sống trong rừng tự nhiên, ở độ cao 1816 mét so với mặt biển. Loài này khác biệt so với các loài khác thuộc giống Belisanna do có các mấu lồi hình chùy hóa kitin cứng trên chân kìm; và xuất hiện 1 gai lớn trên mấu lồi hình chùy.
61-8.jpg
Loài Belisana clavata sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
9. Loài Belisana curva sp.nov.
Loài Belisana curva được phát hiện ở vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là loài sống ở bụi rậm, ở độ cao 440 mét so với mặt biển. Loài này giống với loài Belissana xiangensis Yao & Li, 2013 nhưng khác loài Belissana xiangensis do xuất hiện một tấm chắc lớn hóa kitin trên bề mặt của hành, và một đôi gai cong sắc nhọn trên đầu giáp đầu ngực.
61-9.jpg
Loài Belisana curva sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
10. Loài Belisana decora sp.nov.
Loài Belisana decora được phát hiện ở vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Đây là loài sống ở rừng thứ sinh, ở độ cao 284 mét so với mặt biển. Loài này khác biệt với tất cả các loài khác thuộc giống Belisanna bởi sự có mặt của những chiếc gai cong trên xúc biện con đực và xuất hiện các u lồi hóa kitin cứng trên bộ phận sinh dục cái.
61-10.jpg
Loài Belisana decora sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
11. Loài Belisana halongensis sp.nov.
Loài Belisana halongensis được phát hiện ở động Tiên, Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này khác biệt so với các loài khác của giống Belisanna bởi sự có mặt của mấu lồi hình ngón tay trên hành của xúc biện; trên giáp đầu ngực mặt trên có 1 tấm hóa kitin cứng hình ca vát, mặt dưới 1 tấm hình cái bát.
61-11.jpg
Loài Belisana halongensis sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
12. Loài Belisana phungae sp.nov.
Loài Belisana phungae phát hiện được ở động Nà Phòng, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này khác biệt so với các loài khác của giống Belisanna bởi sự xuất hiện của các tấm la men lớn, dẹt, phẳng trên bề mặt xúc biện con đực; và cửa ngoài của cơ quan sinh dục cái có cấu trúc dạng túi.
61-12.jpg
Loài Belisana phungae sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
13. Loài Belisana pisinna sp.nov.
Loài Belisana pisinna phát hiện được ở động Tiên, Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này có kích thước cơ thể rất nhỏ; giáp đầu ngực tròn; có các tấm bên tạo hình tam giác trên bề mặt xúc biện; hành không có gai.
61-13.jpg
Loài Belisana pisinna sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
14. Loài Belisana triangula sp.nov.
Loài Belisana triangula phát hiện được ở hang La, vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này tương tự loài Belisanna phurua Huber, 2005 nhưng khác loài Belisanna phurua bởi khoảng cách giữa các mấu lồi trên xúc biện con đực lớn; hành có hình lưỡi dao; có hai vuốt lớn, cong, mọc đối xứng trên hàm.
61-14.jpg
Loài Belisana triangula sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
15. Loài Belisana vietnamensis sp.nov.
Loài Belisana vietnamensis phát hiện được ở vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Loài này phân bố ở rừng tự nhiên, ở độ cao 386 mét so với mặt biển. Loài này có một cặp mấu lồi nhỏ trên chân kìm con đực, và một đôi túi dẹt trên cửa ngoài của bộ phận sinh dục cái.
61-15.jpg
Loài Belisana vietnamensis sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
16. Loài Belisana zhengi sp.nov.
Loài Belisana zhengi phát hiện được ở vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Loài này phân bố ở sinh cảnh bụi rậm, ở độ cao 440 mét so với mặt biển. Loài này không có các mấu lồi trên chân kìm, nhưng có các mấu lồi dài màu đen thẫm xuất hiện trên hành của xúc biện con đực.
61-16.jpg
Loài Belisana zhengi sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
17. Loài Khorata dangi sp.nov.
Loài Khorata dangi phát hiện được ở động Puông, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này tương tự loài Khorata dongkou Yao & Li, 2010 nhưng khác loàiKhorata dongkou do hành phân ra 2 lớp; có các vảy nhỏ trên chân kìm; có 2 gai hình lưỡi câu trên xúc biện con đực.
61-17.jpg
Loài Khorata dangi sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
18. Loài Khorata huberi sp.nov.
Loài Khorata huberi phát hiện được ở động Puông, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này khác biệt so với các loài khác của giống Khorata bởi sự có mặt của một cặp mấu lồi hình củ ấu ở hàm trên con đực; có 4 mấu lồi ở mặt dưới của bụng con cái.
61-18.jpg
Loài Khorata huberi sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
19. Loài Khorata protumida sp.nov.
Loài Khorata protumida phát hiện được ở hang Bảy Tầng, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này giống loài Khorata khammouan Huber, 2005 nhưng khác loài Khorata khammouan do có các tấm la mel tạo hình vòm như tổ tò vò ở hàm dưới con đực; có 4 mấu lồi ở hàm trên; cửa ngoài bộ phận sinh dục cái hóa kitin cứng, nổi rõ thành bờ.
61-19.jpg
Loài Khorata protumida sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)
Nguồn tin: TS. Phạm Đình Sắc
Xử lý tin: Thanh Hà
Theo: http://www.vast.ac.vn

TOP NEWS

THÔNG BÁO

VIDEO

VIDEO HOẠT ĐỘNG

COFFEE RATE

POLL

You have an old version of Adobe's Flash Player. Get the latest Flash player.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam như thế nào Bạn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam như thế nào
 
 
 

VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH
Địa chỉ: xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai - ĐT: 059.3795600 - Email:vuonquocgiakonkakinh@gmail.com
Chịu trách nhiệm: Ngô Văn Thắng - Phó Giám đốc phụ trách Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Giấy phép số: 06/GPTTĐT-STTTT ngày 11/11/2013 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
Phát triển bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Gia Lai